TRANH MONET “ĐÁNH LỪA” NÃO BỘ CỦA CHÚNG TA RA SAO?
Các bức tranh của họa sĩ ấn tượng người Pháp Claude Monet thường nổi tiếng thế giới về những cảnh miêu tả thiên nhiên đầy mơ mộng.
Một nghiên cứu từ Trung tâm Khoa học Thị giác của Đại học Rochester chỉ ra rằng những tính chất xuyên suốt trong nghệ thuật của Monet có thể liên quan đến khoa học và cách mà bộ não của chúng ta giải thích màu sắc.
Trong loạt tranh vẽ về cây Cầu Waterloo của mình, Claude Monet đã miêu tả cây cầu giữa cảnh quan và bầu không khí xung quanh nó, bao gồm sương mù cuộn xoáy, ánh sáng dịu và làn khói mờ ảo.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng mỗi bức tranh tuy chỉ sử dụng một bảng màu rất hạn chế, nhưng, bằng cách nào đó, mỗi bức đều có nét độc đáo riêng.Họ phát hiện ra rằng ông đã điều khiển các cách mà mắt và não bộ của chúng ta giải thích ánh sáng và hình thể của sự vật.
Cụ thể, Monet “đánh lừa” bộ não của người xem bằng cách mô tả các yếu tố ánh sáng, bóng đổ và độ tương phản để vẽ nên “ảo ảnh” của một cây cầu 3D trên bề mặt 2D.
Bài viết sưu tầm.