Bài Viết

Tranh thư pháp: “Nghiệp Đạo Thù Tinh”

Đại Tự: NGHIỆP ĐẠO THÙ TÌNH

Tiểu tự: Nghiệp tinh ư cần hoang ư chi- Trích Tiến Học Giải của Hàn Dũ.

Nhàn chương: Giáp Thìn niên- Thạch Chi Đường họa nền.

Danh chương: Tịnh Phong hành thư.

Ảnh trích trong tác phẩm
Ảnh trích trong tác phẩm
Ảnh trích trong tác phẩm

“Nghiệp đạo thù tinh” bắt nguồn từ “Tiến học giải” của Hàn Dũ: “Nghiệp tinh ư cần, hoang ư hi”, có nghĩa là học tập tinh thông bởi chuyên cần, hoang phế bởi ăn chơi. Cho biết rằng cần học khổ luyện thì tài nghệ học thuật mới tinh thông.

Khi Vương Hiến Chi lên bảy, lên tám, ông đã học thư pháp từ cha mình là Vương hi Chi. Có lần, ông xin cha chỉ dạy bí quyết thư pháp, Vương Hi Chi chỉ vào 18 lu nước lớn trong sân và nghiêm túc nói: “Bí quyết viết chữ nằm trong các lu nước này, con viết xong 18 lu nước này thì sẽ biết”.

Vương Hiến Chi cứ vậy mà kiên trì cần học khổ luyện, cuối cùng đã viết cạn 18 lu nước, tài nghệ thư pháp của ông không chỉ kế thừa thành tựu của cha mình, mà còn khai sáng ra một thời đại mới.

Khi Khổng Tử còn trẻ, ông bái vị quan nhạc nước Lỗ là Sư Tương làm thầy dạy đàn. Khổng Tử rất chăm chỉ, vừa học vừa suy ngẫm. Ban đầu ông học gảy một bản nhạc, hơn mười ngày sau vẫn không ngừng luyện tập, Sư Tương thấy vậy bèn nói với Khổng Tử: “Cũng được rồi, trò có thể học sang khúc nhạc mới”.

Khổng Tử nói: “Nhưng học trò chỉ vừa mới học được nhạc điệu của bản nhạc, vẫn chưa nắm vững kỹ xảo diễn tấu”.

Sau một thời gian, Sư Tương nói với Khổng Tử rằng: “Bây giờ trò đã nắm vững kỹ xảo diễn tấu khúc nhạc này rồi, có thể học sang khúc nhạc mới”.

Khổng Tử nói: “Học trò vẫn chưa lĩnh hội được ý cảnh của khúc nhạc này”.

Một thời gian sau, Sư Tương nói: “Trò đã lĩnh hội được ý cảnh khúc nhạc này rồi, có thể học sang khúc nhạc mới”.

Khổng Tử lại nói: “Học trò vẫn chưa biết ai là người sáng tác ra khúc nhạc này”.

Cứ như vậy, Khổng Tử vẫn chỉ luyện tập chơi một khúc nhạc. Một hôm, trong khi Khổng Tử đang chơi đàn thì trong tâm bỗng có sở ngộ, ông liền đứng lên nhìn về phía xa nói: “Học trò đã biết ai sáng tác khúc nhạc này rồi. Người này da ngăm đen, thân thể cao thanh mảnh, tấm lòng rộng lớn, chí hướng cao xa. Con nghĩ, ngoài Chu Văn Vương ra thì không còn ai nữa”.

Sư Tương nghe thấy thế vội vàng đứng dậy, nói với Khổng Tử: “Trò quả là bậc Thánh nhân. Thầy dạy ta nói cho ta biết khúc nhạc này là khúc ‘Văn Vương tháo’ (Tiết tháo của Văn Vương) do Chu Văn Vương sáng tác”.

Khổng Tử là bậc tài hoa uyên bác, không chỉ là học đàn mà trong bất cứ việc gì ông cũng đều tìm hiểu rõ tường tận gốc rễ.

“Nghiệp đạo thù tinh”, vậy làm thế nào mới đạt được ‘tinh’? Đầu tiên là phải tinh thông kiến thức, gây dựng được tinh thần say mê kiên trì với công việc, cần có tinh thần mong cầu tinh thông hơn nữa, tinh tế và tỉ mỉ, có như vậy mới có thể thấu hiểu và tường tận tất cả tri thức trong thiên hạ.

Con người ở trong đạo mà không biết đến sự tồn tại của đạo, cũng giống như cá trong nước mà không biết đến sự tồn tại của nước. Nhưng cũng giống như cá không thể rời xa nước, con người không thể tồn tại nếu rời xa đạo. Vạn sự vạn vật trên thế gian đều chiểu theo quy luật mà thành, trụ, hoại, diệt. Thuận theo đạo thì hưng thịnh, trái với đạo thì suy tàn, người có thể hiểu được và tuân theo các nguyên tắc đạo nghĩa này không chỉ có thể bồi dưỡng đạo đức cho mình, mà còn có thể giúp ích cho cả thiên hạ.

Gia Ý biên dịch và tổng hợp từ SOH và NTDVN.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *