Bài Viết

CÂY TRỒNG THU HÚT CÔN TRÙNG CÓ ÍCH

𝐓𝐫𝐨̂̀𝐧𝐠 𝐜𝐚̂𝐲 𝐭𝐡𝐮 𝐡𝐮́𝐭 𝐜𝐨̂𝐧 𝐭𝐫𝐮̀𝐧𝐠 𝐜𝐨́ 𝐢́𝐜𝐡 đ𝐞̂̉ 𝐩𝐡𝐨̀𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐮̛̀ 𝐜𝐚́𝐜 𝐜𝐨̂𝐧 𝐭𝐫𝐮̀𝐧𝐠 𝐠𝐚̂𝐲 𝐡𝐚̣𝐢 𝐦𝐚̀ 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐬𝐨̂́ 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐠𝐢𝐚 𝐨̛̉ 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦 𝐡𝐚𝐲 𝐠𝐨̣𝐢 𝐥𝐚̀ 𝐜𝐨̂𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐡𝐞̣̂ 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐚́𝐢. 𝐓𝐡𝐞𝐨 𝐚𝐝 𝐧𝐞̂𝐧 𝐠𝐨̣𝐢 𝐥𝐚̀ 𝐤𝐢̃ 𝐭𝐡𝐮𝐚̣̂𝐭 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐚́𝐢 (𝐧𝐞̂́𝐮 𝐦𝐮𝐨̂́𝐧 𝐠𝐨̣𝐢) 𝐬𝐞̃ 𝐡𝐨̛̣𝐩 𝐥𝐢́ 𝐡𝐨̛𝐧 𝐥𝐚̀ 𝐜𝐨̂𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐡𝐞̣̂ 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐚́𝐢 (𝐝𝐮̀𝐧𝐠 𝐭𝐮̛̀ 𝐧𝐚̀𝐲 𝐥𝐚̀ 𝐭𝐫𝐚̣̂𝐭 𝐥𝐚̂́𝐭 𝐯𝐚̀ 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐡𝐢𝐞̂̉𝐮 𝐦𝐢̀𝐧𝐡 đ𝐚𝐧𝐠 𝐠𝐨̣𝐢 𝐠𝐢̀).

𝟭. 𝗧𝗿𝗼̂̀𝗻𝗴 𝗰𝗮̂𝘆 𝘁𝗵𝘂 𝗵𝘂́𝘁 𝗰𝗼̂𝗻 𝘁𝗿𝘂̀𝗻𝗴 𝗰𝗼́ 𝗶́𝗰𝗵 𝗽𝗵𝗼̀𝗻𝗴 𝘁𝗿𝘂̛̀ 𝘀𝗮̂𝘂 đ𝘂̣𝗰 𝘁𝗵𝗮̂𝗻 𝗹𝘂́𝗮

Trong canh tác lúa có nhiều loại sâu bệnh tấn công cây trồng. Một trong những loại dịch hại thường gây hại cho cây lúa là sâu đục thân hại lúa.

Trong nỗ lực phòng trừ sâu đục thân hại lúa, nông dân vẫn sử dụng thuốc trừ sâu tổng hợp bất chấp ảnh hưởng của việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu này nếu chúng được sử dụng liên tục và trong thời gian dài. Phòng trừ sâu đục thân hại lúa bằng việc sử dụng thuốc trừ sâu liên tục là rất tai hại vì nó có tác động tiêu cực đến môi trường. Vì vậy, cần phải phát triển các kỹ thuật phòng trừ thân thiện với môi trường nhưng hiệu quả để kiểm soát sâu đục thân hại lúa.

Một trong những nỗ lực để ngăn chặn quần thể sâu đục thân hại lúa là trồng cây thu hút các thiên địch, để các loài ăn thịt và ký sinh trùng sinh sản. Lợi ích của việc này là tạo “Khu bảo tồn thiên địch” trên ruộng lúa gồm nhiều cây bẫy sâu bệnh, cây đuổi sâu bọ, nơi trú ẩn, thu hút thiên địch đến sinh sống và sinh sản trong vùng vì nó cung cấp nguồn dinh dưỡng và năng lượng như mật hoa, mật ong cần thiết cho thiên địch. Ngoài ra ở trồng những cây hoa này ở bờ ruộng cũng góp phần khiến chuột bỏ đi.

Một điều cần lưu ý là không phải tất cả các loài thực vật có hoa đều có thể sử dụng để thu hút các loài thiên địch, đôi khi chúng còn mang đến những loài côn trùng gây hại mà chúng ta không hề mong muốn. Các loại thực vật có thể được trồng bao gồm thực vật có hoa, cỏ dại lá rộng, cây dại mọc hoặc mọc đơn lẻ trong khu vực trồng trọt và các loại rau, thường thuộc họ Umbelliferae, Leguminosae và Compositae hoặc Asteraceae. Cơ chế thu hút côn trùng của thực vật có hoa được quyết định bởi các đặc điểm hình thái và sinh lý của hoa về màu sắc, hình dạng, kích thước, hương thơm, thời kỳ ra hoa và hàm lượng mật hoa. Mặt khác, mùi của mật hoa cũng sẽ mời gọi sự hiện diện của các loài côn trùng có ích khác.

Hầu hết các loài côn trùng đều bị thu hút bởi những bông hoa nhỏ, có xu hướng mở và thời gian ra hoa kéo dài. Thực vật có hoa có khả năng thu hút nhiều thiên địch vì chúng vừa là nguồn thức ăn vừa là nơi nghỉ ngơi (đẻ trứng hoặc ẩn náu). Các chức năng đa dạng này làm cho thực vật có hoa là môi trường sống đặc biệt cho côn trùng và các cơ quan khác, và thực vật có hoa là rất quan trọng để bảo tồn các quần thể thiên địch trong một hệ sinh thái như hệ sinh thái nông nghiệp, đặc biệt là ở các cây trồng chiếm ưu thế như độc canh hệ sinh thái, chẳng hạn như cây lúa.

Các loài thực vật có tiềm năng lớn như cây hướng dương, sao nhái, vạn thọ và chi cúc ngũ sắc (Zinnia). Bốn loại cây này có hoa nổi bật và có màu sắc hấp dẫn kẻ thù tự nhiên. Ưu điểm của Cúc ngũ sắc (Zinnia), luôn nở và hoa có màu sắc đa dạng nên rất nhiều loại côn trùng ghé thăm từ các loại bướm, kiến, bọ, nhện, ong. Ưu điểm nữa của loại cây này là dễ trồng (mọc nhanh), dễ lấy hạt, tái sinh cây nhanh và liên tục.

𝟮. 𝗖𝗮́𝗰 𝗹𝗼𝗮̣𝗶 𝘁𝗵𝘂̛̣𝗰 𝘃𝗮̣̂𝘁 𝗰𝗼́ 𝘁𝗶𝗲̂̀𝗺 𝗻𝗮̆𝗻𝗴 𝘁𝗿𝗼𝗻𝗴 𝘃𝗶𝗲̣̂𝗰 𝘁𝗵𝘂 𝗵𝘂́𝘁 𝗰𝗼̂𝗻 𝘁𝗿𝘂̀𝗻𝗴 𝗰𝗼́ 𝗶́𝗰𝗵.

Không chỉ trồng các cây thu hút thiên địch mới có ích cho cây lúa mà có thể áp dụng cho các cây khác. Cây cảnh đã được đề cập nhiều ở bài cây lúa nên mình tạm không nhắc đến, dưới đây là một số thực vật có tiềm năng thu hút thiên địch.

1. Cỏ dại Cỏ dại được coi là một loài thực vật gây phiền toái nhưng thực tế thì một số loại có ích cho mùa màng chúng ta khi thu hút thiên địch. Đặc biệt là những loài thuộc họ cúc như cây cứt lợn (Ageratum conyzoides), cây đơn buốt (Bidens pilosa L.)

2. Cây mọc hoang hoặc mọc đơn lẻ trong khu vực đã trồngCác loài thực vật hoang dã được cố ý trồng hoặc tự phát triển trong khu vực trồng bao gồm cây bọ xít (Synedrella nodiflora), rau má (Centella asiatica), chi cỏ đuôi cáo (Setaria sp.), ruột gà bò (Borreria repens).

3. Rau Các loại rau có tiềm năng bao gồm đậu đũa (Vigna unguiculata), rau dền (Amaranthus spp.), Bắp (Zea mays).

Việc sử dụng cây thu hút thiên địch có thể được áp dụng trên ruộng lúa và ruộng rau để kiểm soát sâu bệnh một cách tự nhiên. Phương pháp này sẽ giảm chi phí canh tác để kiểm soát dịch hại, nhờ đó lợi nhuận của nông dân có thể tăng lên và môi trường được duy trì một cách cân bằng. Ngoài tác dụng duy trì cân bằng môi trường, nó còn có thể làm dịu mắt khi đất nông nghiệp được bao quanh bởi các loài cây hoa khoe sắc. Ngoài ra, những loại cây này mọc song song với cây trồng trên đất nông nghiệp, nó sẽ khiến người nông dân cảm thấy tinh thần luôn vui vẻ khi selfie để up lên instagram hoặc facebook và có thể thu thêm lợi nhuận khi trở thành điểm đến của các tour du lịch trong tương lai.

Có thể là hình ảnh về ngoài trời
Có thể là hình ảnh về 2 người, mọi người đang đứng, hoa và ngoài trời
Có thể là hình ảnh về thiên nhiên
Có thể là hình ảnh về 1 người, hoa và ngoài trời
Có thể là hình ảnh về hoa và thiên nhiên
Có thể là hình ảnh về hoa và thiên nhiên
Có thể là hình ảnh về hoa, thiên nhiên và cây
Có thể là hình ảnh về hoa và thiên nhiên
Có thể là hình ảnh về hoa cúc châu Phi và thiên nhiên

Nguồn: Khoa học cây trồng- Crop Science

Xem thêm: Làm sao để sản sinh ra một thế hệ trẻ yêu thích nông nghiệp ở Việt Nam

Trồng rau trên bè nổi vùng ngập nước

Làm phân hữu cơ từ rác thải nhà bếp

3 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *