10 loại cây lọc không khí tốt cho không gian nhà bạn
dưới đây sẽ là 10 loại cây nhỏ để bàn làm việc, văn phòng, phòng khách ,… giúp không gian nhà bạn không những trở nên tươi xanh mà còn giảm khí độc cho căn phòng nhà bạn
- Cây thường xuân
– Cây thường xuân hay còn được gọi với rất nhiều tên gọi khác nhau. Ở một số vùng thì gọi là cây cảnh dây Nguyệt Quế, cây dây Thường Xuân. Ngoài ra, nó còn được gọi với cái tên cây dây lá Nho hay cây Vạn Niên,…
Tên khoa học là cây Hedera helix. Là một trong những loại thực vật thuộc chi Dây thường xuân.
Cây thường xuân không chỉ là loại cây cảnh được trồng để trang trí, làm hàng rào. Hay được trồng để làm bóng mát. Mà loại cây này còn có rất nhiều lợi ích cũng như nhiều công dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ trị bệnh.
Công dụng:
– Công dụng chống viêm: Cây thường xuân sở hữu một công dụng nổi tiếng đó là khả năng chống lại các vấn đề viêm nhiễm trong cơ thể. Đặc biệt, đối với những bạn bị viêm khớp, bệnh gout, bệnh thấp khớp,…Các bạn có thể sử dụng trà lá thường xuân để uống. Hoặc dùng lá thường xuân giã nhỏ đắp trực tiếp lên chỗ viêm.
– Công dụng giải độc cơ thể: loài cây này còn có khả năng giải độc cơ thể rất hiệu quả. Đặc biệt sử dụng lá thường xuân sẽ giúp hệ thống gan, mật hoạt động tốt. Các chất độc trong cơ thể được giải phóng ra ngoài một cách nhanh chóng.
– Công dụng làm lành da: Theo một số nghiên cứu cho thấy lá thường xuân có khả năng làm lành da cực tốt. Đồng thời nó còn giúp giảm thiểu sự đau đớn mụn nhọt, nguy cơ nhiễm trùng vết thương.ư
– Cây có khả năng hấp thụ tốt một trong những chất gây ô nhiễm không khí phổ biến chính là formaldehyde.Formaldehyde là chất được thải ra từ các vật liệu thảm, gỗ dán, nhựa gỗ dùng trong nhà. Nếu hít phải nhiều sẽ gây đau đầu, nóng rát khổ họng, gây khó thở; thậm chí là ung thư.
– Ngoài ra, thường xuân cũng có khả năng loại bỏ 90% benzene và hút bụi trong không khí rất tốt.
2. Cây sen đá
Cây sen đá thuộc họ Crassualaceae (họ Thuốc bỏng), cây có nhiều giống loại khác nhau
– Lá căng mọng nước (chiếm đại đa số), tuy nhiên có một số loại sen đá có lá mỏng và cứng.
– Đối với các loại sen xòe tròn, có thân ngắn dạng trục, lá mọc đều xung quanh thân theo thứ tự nhất định. Trừ một số ít như sen cá sấu, cỏ ngọc là không có hình thù nhất định hoặc không có trục thân
– Rễ của sen đá có 2 dạng là rễ cọc và rễ chùm.
– Rễ cọc cứng cáp, xung quanh có các sợi rễ nhỏ.
– Rễ chùm, là các sợi rễ nhỏ mọc trực tiếp từ phần tiếp giáp với thân, sợi rễ mọng nước.
– Sen đá rất đa dạng phong phú về kiểu dáng, màu sắc, kết cấu thân lá, điều đó đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của loại cây này.
– Công dụng:
sen đá còn có thể hút bức xạ từ những thiết bị điện tử như máy tính, tivi,…
3.Cây dây nhện
Là loại cây thân cỏ gần như không có thân, các cành bên của cây sẽ mọc ra từ cành leo khá dài. Nói cách khác là từ thân cây mẹ, các nhánh con sẽ mọc tỏa rộng ra xung quanh nhìn như màng nhện vậy.
Cây dây nhện có hình dáng gây ấn tượng mạnh bởi từ nhánh mẹ chúng có thể phát triển thành hàng trăm lá leo. Những chiếc lá này có thể dài đến hàng trăm mét nhưng lại mảnh như hoa lan. Đồng thời chúng có thể đan xen chằng chịt với nhau và tỏa ra như những mạng nhện.
Công dụng:
– Cây có khả năng giải độc và đào thải không khí có hại tốt: Nhiều chuyên gia khoa học còn ví dây nhện như một chiếc máy lọc không khí mini. Nó có thể thanh lọc các chất có hại như: Xylen, Carbon, Fomandehit, Benzen. Đồng thời, theo NASA loài cây này còn có khả năng hấp thụ thêm hệ thống các tia bức xạ. Nhất là những tia xuất phát từ các thiết bị điện tử, chẳng hạn như aldehyde formic. Hơn nữa khả năng hút khí CO2 của cây cũng được đánh giá rất cao và nằm trong danh sách các cây hút độc tốt.
– Cây giúp thanh nhiệt, giúp tiêu viêm sưng, thanh lọc cơ thể.
– Cây có công dụng giúp giải nhiệt miệng, nóng trong người, bầm tím, giảm sưng đau.
-Ngoài ra, cây dây nhện còn mang đến ý nghĩa phong thủy hoàn hảo. Ngoài việc đem đến thịnh vượng, may mắn và tài lộc trong công việc. Vậy thì dây nhện còn tượng trưng cho sự đông con, đông cháu và gia đình phát triển bền vững. Từ đây loài cây này cũng được nhiều người dùng để làm quà tặng.
4. Lưỡi hổ
Lưỡi hổ có tới 70 loài khác nhau và có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới. Là loài thực vật có hoa, họ măng tây. Tên gọi khác là hổ vĩ mép lá vàng hay lưỡi cọp được dùng làm cây cảnh. Cây lưỡi hổ có thân dạng dẹt, mọng nước, nhìn có vẻ sắc nhọn nguy hiểm nhưng thân rất mềm, không làm đứt tay khi chạm vào chúng. Trên thân có 2 màu xanh và màu vàng dọc từ gốc đến ngọn. Cây lưỡi hổ khi ra hoa nở thành từng cụm, mọc từ phần gốc lên và có quả hình tròn
Công dụng:
– Làm giảm dị ứng ở da: Các vấn đề dị ứng, gây nổi mẩn ngứa ở da do các chất bụi bẩn trong không khí sẽ được loại bỏ do yếu tố thanh lọc rất tốt của lá cây lưỡi hổ.
– Làm giảm hiệu ứng nhà kính (SBS): Các không gian công cộng, phòng làm việc đông người tại các công ty, các tòa nhà văn phòng cao tầng thiếu oxy, không khí không thực sự trong lành nên trồng cây lưỡi hổ để thanh lọc không khí, khử khuẩn, giảm các triệu chứng ho, sổ mũi, hắt hơi do không khí nhiễm khuẩn gây ra.
– Loại bỏ độc tố nguy hiểm: Các nghiên cứu, bao gồm cả những nghiên cứu do NASA thực hiện, đã chỉ ra rằng cây lưỡi hổ loại bỏ các độc tố như formal dehyd, xylene, toluene và nitơ oxit. Có nghĩa là các khu công nghiệp, nhà máy ô tô, cửa hàng, sân bay, ván ép, thảm, nhà sản xuất sơn, nơi các hóa chất này có rất nhiều trong các sản phẩm được sản xuất và sử dụng. Vì vậy, nên đặt chậu cây lưỡi hổ xung quanh không gian sẽ có lợi hơn cho sức khỏe.
– Tạo giấc ngủ ngon: Khác với những loại cây khác thường nhả khí CO2 vào ban đêm, cây lưỡi hổ ban đêm vẫn hấp thụ độc tố qua lá và nhả ra oxy tinh khiết tạo môi trường trong lành cho giấc ngủ ngon.
Ngoài ra lưỡi hổ còn làm cây trang trí nội ngoại thất, làm quà tặng với ý nghĩa may mắn, tài lộc, thịnh vượng cho chủ nhân.
5. Nha đam
Nha đam là một loại thực vật được sử dụng phổ biến ở nhiều nước vì nó cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và có chứa nhiều thành phần có thể dùng để điều chế thuốc. Đặc biệt, nha đam rất tốt cho da.
Công dụng:
– Tăng cường chức năng gan: Để cơ thể tiêu trừ độc tố tốt đòi hỏi gan phải hoạt động khỏe mạnh nhằm thực hiện tốt các chức năng. Uống nước ép nha đam chính là cách tuyệt vời để bạn tăng cường chức năng gan. Gan sẽ hoạt động tối ưu khi cơ thể được hấp thụ đủ chất dinh dưỡng và nước. Vì thế, nước ép lô hội là thức uống lý tưởng cho gan vì nó giàu nước và dưỡng chất từ thực vật.
– Trị chứng táo bón:Uống nước ép nha đam giúp bổ sung lượng nước cho cơ thể. Nghiên cứu cho thấy có sự tác động lẫn nhau giữa việc tăng cường lượng nước ở đường ruột và kích thích nhu động – hoạt động này sẽ giúp tăng cường chức năng hệ bài tiết, từ đó giảm chứng táo bón.
– Chống viêm: Tác dụng của lô hội trong việc chống viêm khá là hiệu quả bởi lô hội chứa một số hợp chất chống viêm như axit salixylic, chromone C-glucosyl và enzyme bradykinase – một loại kinin huyết tương. Do đó, nha đam có tác dụng ức chế quá trình sản sinh axit của cơ thể, đồng thời ngăn ngừa chứng viêm.
Theo một nghiên cứu đăng trên tờ “Alimentary Pharmacology and Therapeutics” năm 2004, khoa học đã chứng minh tác dụng của lô hội đối với việc điều trị chứng viêm ruột.
– Ngăn ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là bệnh tiểu đường)
Trong một nghiên cứu đăng trên “Biological and Pharmaceutical Bulletin” năm 2006, các nhà khoa học đã thí nghiệm chất phytosterol – một chất chống tăng đường huyết có trong lô hội trên cơ thể chuột và nhận thấy chất này có hiệu quả với bệnh tiểu đường tuýp 2.
Sau khi tiêm phytosterols vào chuột trong một tháng, lượng đường huyết của chúng đã giảm bớt. Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng gel nha đam có tác động tốt đến lượng đường huyết trong cơ thể nếu kiên trì dùng trong một thời gian dài. Đây là một tin vui đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
– Tốt cho hệ tiêu hóa: Nha Đạm chứa một số enzyme có tác dụng đường phân và làm vỡ chất béo, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Hệ tiêu hóa không hoạt động tối ưu chính là nguyên nhân khiến cho cơ thể bạn không hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng của thức ăn. Để cơ thể luôn hấp thụ tốt, bạn cần phải giữ cho cơ quan tiêu hóa luôn hoạt động khỏe mạnh.
– Làm sạch da: Nước ép nha đam cung cấp nước, giúp làm giảm sự xuất hiện thường xuyên của mụn trứng cá. Nó cũng làm giảm tình trạng bệnh vảy nến và viêm da.
Lô hội là nguồn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và vitamin – các chất có tác dụng bảo vệ và nuôi dưỡng da. Hợp chất quan trọng chứa trong nha đam đã được chứng minh có thể chống lại ảnh hưởng của tia cực tím (tia UV), giúp da không bị hư hại dưới ánh nắng mặt trời đồng thời ngăn ngừa nếp nhăn.
6. Cọ cảnh
Cây cọ cảnh có nguồn gốc từ đảo Guadalupe (là một đảo núi lửa nằm ngoài khơi Mexico thuộc Thái Bình Dương). Cây có tên khoa học là Rhapis Excelsa, hay căn cứ vào vẻ bề ngoài của nó mà người Việt ta gọi nó là cây cọ lùn. Loài cây này thuộc họ Arecaceae (tức là họ nhà cau).
– Công dụng:
Cọ cảnh chính loại cây đóng vai trò quan trọng trong việc thanh lọc không khí, hút khí benzene, khí formaldehyde và bức xạ điện từ phát ra do máy vi tính..
Khi trồng chậu cọ cảnh trong nhà, nó còn mang lại giá trị tích cực cho hệ hô hấp của con người. Đặc biệt những người bị hen suyễn, bệnh tim sẽ rất cần có một chậu cọ cảnh.
7. Cây hồng môn
Cây hồng môn là cây nguồn gốc nhập từ đất nước Colombia vào Việt Nam
Loài cây này có thân khá ngắn, chúng thường mọc thành từng bụi, có thời gian sinh trưởng rất lâu và có khả năng chịu được bóng râm. Cây hồng môn rất thích hợp với khí hậu và môi trường Việt Nam.
Theo một thí nghiệm của NASA, cây hồng môn có khả năng giữ ẩm rất tốt trong không khí. Chúng thường có hai màu trắng và đỏ là chính. Cây hồng môn hấp thụ xylene và toluene; sau đó chuyển đổi chúng thành các chất vô hại với con người.
Loài cây này có thân khá ngắn, chúng thường mọc thành từng bụi, có thời gian sinh trưởng rất lâu và có khả năng chịu được bóng râm. Cây hồng môn rất thích hợp với khí hậu và môi trường Việt Nam.
Theo một thí nghiệm của NASA, cây hồng môn có khả năng giữ ẩm rất tốt trong không khí. Chúng thường có hai màu trắng và đỏ là chính. Cây hồng môn hấp thụ xylene và toluene; sau đó chuyển đổi chúng thành các chất vô hại với con người.
8. Tóc thần vệ nữ
Cây tóc thần vệ nữ có tên khoa học là Adiantum caudatum. Cây thuộc họ Adiantaceae, là họ nguyệt xỉ. Tên gọi khác mà người Việt Nam dành cho nó là cây tóc tiên hay cỏ dây thép,…
Vì thuộc họ dương xỉ, nên loài cây này thường mọc ở vùng ẩm thấp, những nơi mát mẻ và trong bóng của những loài cây khác. Ta thường bắt gặp nó leo giàn hay bò dọc các con suối trong tự nhiên. Và khi vẻ đẹp của nó được khám phá ra, người ta mang nó về làm cảnh kết hợp với những kĩ thuật trồng, tạo dáng và chăm sóc hợp lí, cây tóc thần vệ nữ lại trở nên đẹp hơn vạn phần.
Công dụng:
Cây tóc thần vệ nữ nổi tiếng là một loài cây cảnh có thể thanh lọc không khí rất tốt. Nó có thể hút các chất khí gây hại cho môi trường và sức khỏe con người như aldehyde formic, đồng thời thải ra khí O2 làm cho môi trường sống được cải thiện, không khí được trong lành hơn.
Loài cây với tên gọi vô cùng mỹ miều này có khả năng hút khí formaldehyde tồn tại trong không khí. Mỗi giờ có thể hút được khoảng 20 microgram. Đồng thời, nó cũng hút được mùi sơn, mùi khói, nhất là hút được dimethylbenzene và toluene phát ra từ màn hình máy tính và máy in.
9. Cây trúc mây
Trúc Mây là cây thân bụi nhưng khá thưa. Cây thường cao từ 1m – 3m. Thân cây mọc thẳng đứng phân làm nhiều đốt nhỏ. Lá cây Trúc Mây dạng kép như chân vịt chia 5-10 lá phụ. Lá phụ có dạng dải, đầu lá thon nhọn lại như lưỡi mác. Trên bề mặt lá không có lông, lá có màu xanh đậm và nhẵn bóng. Hoa của Trúc Mây mọc thành từng chùm thẳng đứng có màu vàng nhạt như màu lông gà con.
Cây trúc mây dễ trồng, lá cây mọc ra khá đẹp; thường được gọi với tên khác nhau cây hòe quạt, cây mật cật.
Trong nhà, cây trúc mây thích hợp đặt trang trí ở trong phòng khách, hành lang hay ban công; đặt ở những nơi có ánh sáng nhẹ. Ở loại cây này có một “năng lực” ít ai biết đó chính là thanh lọc tốt amoniac, một chất gây hại cho hệ hô hấp, thành phần chính trong các loại chất tẩy rửa, dệt may và thuốc nhuộm.
10. Cây trầu bà
Cây trầu bà thuộc họ dây leo thân mềm, lá và thân màu xanh, hoa hình dạng cụm ngắn. Lá giống hình trái tim, dày mọng nước. Rễ cây tuôn ra tua tủa theo từng đoạn trên thân. Cây sống trong môi trường bóng râm, là cây ưa nước và có thể trồng thủy sinh.
Hiện nay có nhiều loại trầu bà khác nhau, phổ biến nhất là trầu bà xanh và trầu bà vàng. Ngoài ra còn có các loại khác như: Trầu bà đế vương, cây trầu bà lá xẻ, trầu bà pháp, trầu bà sữa, trầu bà vàng.
Công dụng:
– Hấp thụ tia bức xạ điện từ: Cây trầu bà có khả năng hấp thụ các sóng điện từ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người từ các thiết bị điện tử như máy tính, sóng wifi, tia bức xạ từ lò vi sóng, bếp từ,…
– Loại bỏ độc tố trong không khí: Lá cây trầu bà có thể hấp thụ các chất độc có trong không khí như formal dehyd, trichloroethene, toluene, xylene và benzen giúp không khí trong sạch hơn.
– Làm sạch và trang trí bể cá cảnh: Cây trầu bà có thể mọc rễ trong nước, rễ trầu bà hấp thụ Nitrat có trong nước làm nước sạch hơn, giúp ích cho cá phát triển khỏe mạnh.
– Trang trí, làm đẹp: Trầu bà có tốc độ lớn nhanh, mà ít công chăm sóc. Lá xanh mượt, thân dây leo rễ bám có thể dựng khung làm hàng rào cây xanh trang trí, cây leo ban công, làm đẹp cho không gian sống.
Cây trầu bà là một loại cây chuyên được dùng để lọc chất formaldehyde cùng nhiều loại hóa chất độc hại khác phiêu tán trong không khí. Cây trầu bà sinh trưởng trong ánh sáng yếu, rất dễ chăm sóc. Mọi người có thể trồng thủy sinh hoặc trồng đất đều được. Tuy nhiên, nhựa của cây trầu bà có thể gây ngộ độc cho trẻ em nên nếu trồng trong nhà thì các mẹ cần lưu tâm nhé.
Song song với việc trồng cây xanh trong nhà, thì cũng nên hạn chế sử dụng những loại thiết bị điện; tắt bộ phát sóng wifi khi không sử dụng; không để điện thoại thường xuyên trong người… Những điều đó cũng đóng góp giá trị không nhỏ giúp làm sạch và lành mạnh thêm đời sống của mỗi gia đình.