Bài Viết

Ủ THÂN CHUỐI TẠO VSV BÓN CÂY, PHÒNG NẤM BỊNH, CẢI TẠO ĐẤT

Phương pháp:

Đào lấy những chồi chuối khỏe mạnh, không bệnh tật Kích thước chiều cao chồi từ gốc đến ngọn không quá 1m. Cắt bỏ tất cả các bộ phận của lá, rễ. Sau đó cắt nhỏ thân chuối và trộn với đường theo tỷ lệ 3 phần chuối, 1 phần mật mía và một ít nước dừa tươi. Ủ trong hộp nhựa có nắp đậy để nơi thoáng gió 7 ngày rồi chắt lấy dung dịch chứa vi sinh và sử dụng.

Cách sử dụng:

𝟏. Cải thiện cấu trúc đất và diệt trừ mầm bệnh trong đất:

Pha 20-40 cc vi sinh chồi chuối với 20 lít nước và đổ vào đất cùng với tưới nước.

𝟐. Phòng trừ bệnh hại cây trồng

Pha 20-40 cc vi sinh với 20 lít nước và phun ướt đẫm cả mặt lá và mặt dưới lá phòng các bệnh xuất hiện nhất là thời điểm sau mưa. Hoặc phun với tỷ lệ 40 cc / 20 lít nước khi phát hiện có bệnh cây bùng phát, kể cả hạn chế tưới nước trong 48 giờ để giảm độ ẩm.Ngoài ra có thêm cách thứ 2 kinh nghiệm từ các nhà vườn để các bạn tham khảo: pha 1 phần vi sinh chuối, 1 phần mật mía, 1 phần rượu trắng 35 độ và 1 phần dấm cất 5%, ủ trong 24 giờ, dùng 10-20 cc / 20 lít nước để phòng bệnh trên cây trồng rất tốt, có thể phun sương buổi tối để phòng bệnh cho cây

𝟑. Cải thiện chất lượng nước trong các rảnh vườn, hồ chứa và ao cá

Cho 1 lít vi sinh trên 10.000 lít nước

𝟒. Vệ sinh chuồng trại

Phun vi sinh 1 lít trên 100 lít nước

𝟓. Đẩy nhanh quá trình phân hủy cặn bã hữu cơ hoặc khử mùi hôi của rác

Pha 1 lít vi sinh với 100 lít nước trong trường hợp ủ rơm rạ trên ruộng lúa.

6. Bón cho cây trồng

Vi sinh vật chuối có thể bảo quản trong 6 tháng.

Cách ủ tạo vi sinh vật nhiều với ít vật liệu càng tốt chứ không phải càng nhiều vật liệu thì mới hiệu quả. Ad cố tinh giản bớt các vật liệu thật sự không cần thiết mà khi tạo thành phẩm thì chất lượng như nhau nếu ủ đúng cách.

Nguồn ảnh: internet
Nguồn ảnh: internet

Bài viêt sưu tầm: internet

Một bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *