Bài Viết

LÀM PHÂN HỮU CƠ TỪ RÁC THẢI NHÀ BẾP

Nguyên nhân chính rác có mùi hôi và dơ bẩn là : rác nhà bếp (phế phẩm rau củ thừa, thức ăn thừa) không được thu gom riêng.

Đây là cách mình làm cho rác vô cơ luôn sạch sẽ và khô ráo dù có để lâu bao nhiêu thì rác vô cơ vẫn sạch sẽ chờ được xử lý hay tái chế như bên Nhật Bản họ đã làm.Rác nhà bếp được phân loại ủ làm phân hữu cơ bón cây cảnh quanh nhà hoặc trồng rau sạch. Khi đất nhiều không dùng hết mình đem tặng cho hàng xóm và ngược lại mình lấy rác đã ủ thành phân đổi lấy rác nhà bếp.

Bạn có thể xử lý rác nhà bếp tại nhà. Đó là cách bạn giảm mùi hôi từ rác. Dù có là rác bỏ đi thì hãy giữ sạch sẽ chắc chắn môi trường sống của chúng ta cũng sạch sẽ như vậy. Mình mong muốn có chuyến dịch vận động hộ gia đình tự xử lý rác nhà bếp và tuyệt đối không để lẫn vào rác vô cơ .Phân loại rác tại nguồn là tiền đề vô cùng quan trọng cho các công đoạn xử lý rác.Bình thường chúng ta trồng cây, trồng rau mà nó cứ còi cọc không lớn một phần là do đất không có dinh dưỡng gì cả thì lấy đâu các con lớn được. Nên chúng ta cùng làm phân xanh để trồng cây, xanh cây lại đỡ xả rác.

CÁCH 1: Chọn rác:

– Phân xanh cung cấp Nitơ: rau quả thừa, tóc thừa, lá cây (đừng ủ thịt cá)

– Phân nâu cung cấp Carbon: mùn cưa, cỏ khô, rơm rạ, giấy, lá khô, vỏ trứng,…

– Ngoài ra, có thể thêm phân bón vi sinh để thúc đẩy quá trình phân hủy.

Cách trộn: – Thêm 10cm phân nâu tiếp đến 1 lớp phân xanh mỏng rồi 10cm phân nâu. Trộn đều hỗn hợp, ủ sau 2 tuần thì bắt đầu tưới nước vào phân nhưng đừng làm ướt quá nhiều. Rồi trộn đều phân ủ lên.- Tiếp tục thêm 1 lớp phân nâu vào cho đầy thùng chứa. Lưu ý:- Không cần cắt nhỏ phân ra vì chúng ta cần tạo khoảng không giúp không khí lọt vào tạo điều kiện vi sinh vật có lợi sinh sôi, nảy nở.- Việc trộn phân xanh vào phân nâu vì để phân xanh cung cấp nitơ.- Kiểm tra nhiệt độ bằng cách dùng một cành tươi cắm vào giữa khối phân ủ. Sau 5 hoặc 6 ngày rút cành cây ra khỏi đống phân và sờ vào phần cắm trong khối phân ủ, nếu thấy cành cây nóng mạnh là đạt. Trong trường hợp nhiệt độ không tăng lên thì phân ủ không đạt yêu cầu có thể do thiếu độ ẩm, thiếu vi sinh vật. Khi đống ủ phân hữu cơ quá khô: tưới nước lên trên phân ủ và đảo trộn phân, làm cho nước ngấm vào phân ủ. Nếu phân hữu cơ quá ướt thì chúng ta có thể thêm nguyên liệu khô như cỏ khô, rơm rạ. Sau 30 ngày phân sẽ phân hủy thành phân compost. Phân đạt yêu cầu:- Phân hữu cơ nhìn thấy chuyển sang màu nâu, dạng mùn và mùi đất.- Khi phân ủ của bạn đã được phân hủy hoàn toàn tạo thành mùn thì có thể đem đi bón cho cây.- Có thể trộn phân hữu cơ với đất trước khi gieo trồng.

CÁCH 2: SỬ DỤNG MEN VI SINH

Tác dụng của men vi sinh: Tiêu diệt các vi sinh vật gây mùi hôi, gây bệnh có trong rác hữu cơ, phế thải nông nghiệp. Phân giải nhanh rác hữu cơ có nguồn gốc động vật, thực vật, mùn hóa rác thải nhanh chóng– Giảm tối đa mùi hôi thối trong quá trình phân hủy rác, hạn chế ruồi muỗi. Tái sử dụng phế thải, rác thải làm phân bón cải tạo đất nông nghiệp. Tạo ra hệ vi sinh vật hữu hiệu cho cây trồng, làm tơi xốp đất. Kỹ thuật ủ rác hữu cơ làm phân bón. Thu gom các loại rác hữu cơ cần xử lý về khu vực xử lý ( rác nhà bếp: rau, cơm, thịt cá, mỡ …, phế thải nông nghiệp sau thu hoạch: bèo, rơm, gốc rau, trái cây hỏng …, các loại giấy …, phân thải vật nuôi …). Trải nguyên liệu ra đất với chiều dày 10 – 15cm, tưới chế phẩm men vi sinh ủ rác hữu cơ lên đều toàn bộ bề mặt ( không quá ướt). Thêm nước sạch để rác hữu cơ có độ ẩm đạt 50%. Kiểm tra độ ẩm bằng cách bóp chặt nguyên liệu thấy nước rỉ qua kẽ tay là độ ẩm đạt 50%. Đảo trộn đều, tạo đống ủ có chiều rộng bán kính 1.2 – 1.5m, chiều cao 1.3 – 1.5m, chiều dài không hạn chế tùy vào địa hình để dễ dàng đảo trộn. Đậy đống ủ bằng bạt, bao dứa … để giữ ẩm và nhiệt độ.– Định kỳ 10 ngày/lần mở đống ủ để đảo trộn rồi đậy lại. Sau 1 tháng là sử dụng bón cây được.

(Tổng hợp: internet)

Xem thêm: Tự làm GE gừng- phân bón hữu cơ

Xem thêm: Triết lý trong nghệ thuật bonsai

Một bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *