QUẠT GIẤY VỚI HOA VĂN VIỆT NAM “SONG LÂN HÝ NHẬT”
“SONG LÂN HÍ NHẬT”_ sản phẩm ứng dụng hoa văn vốn cổ vào đời sống hiện đại.
Kì lân (麒麟) theo quan niệm Á Đông là một trong bốn loài vật thiêng (gồm Long, Lân, Quy, Phụng). Vì Kì lân là hiện thân của điềm lành, nên tương truyền rằng mỗi khi có Kì lân xuất hiện, ấy là biểu hiện của sự cát tường, thịnh vượng.
Kì lân trong mỹ thuật Việt xưa còn được đồng nhất với hình tượng long mã, với hình ảnh kì lân cõng hà đồ trên lưng, dựa theo tích Phục Hy nhìn thấy kì lân cõng trên lưng đồ án kì lạ trên sông Hoàng Hà, từ đó mà chế ra bát quái, rồi 64 quẻ, các đồ hình này sau được gọi là Hà đồ 河圖 “đồ hình xuất hiện ở trên sông”.
Trong các đồ án hoa văn dưới triều Lê – Nguyễn, tạo hình Kì lân (Long mã) cùng với tứ linh xuất hiện rất nhiều trên các chất liệu khác nhau (kiến trúc, sắc phong, gốm sứ,…) hết sức đa dạng và sinh động. Dựa trên các tư liệu từ gốm sứ kí kiểu và sắc phong thời Lê Cảnh Hưng, dự án “Việt Nam Họa Sắc” ra mắt mẫu quạt ứng dụng hoa văn “song lân hí nhật”.
Đồ án mô tả cảnh 2 con Kì lân đang đùa nghịch, ở giữa là hình tượng hỏa châu (hay chính là mặt trời).
Hình ảnh Kì lân nô đùa còn thể hiện cho sự xoay vần, vận động của vũ trụ, hay thể hiện cho sự sinh sôi, nảy nở của tất cả các loài vật.
Quạt giấy ứng dụng hoa văn Việt
Kích thước quạt: 33cm- xòe ngang 58cm
Chất liệu: Màu khoáng trên giấy xuyến chỉ
Nan trúc mộc cap cấp sơn bóng.
Quy cách: trong hộp giấy cứng