Trồng rau trên bè nổi vùng ngập nước
Tại Bangladesh, Nông dân ở vùng trũng hoặc vùng có lũ lụt họ cũng thích ứng với điều kiện môi trường nơi đây để trồng rau trên bè nổi mà mọi người thường gọi là nghề trồng rau nổi. Một trong những nơi có tập quán canh tác lâu đời là vùng đồng bằng ngập lũ phía Nam của Bangladesh (các huyện Barisal, Goplaganj và Pirojpur). Nông dân đang sử dụng đất ngập nước của họ để sản xuất cây trồng bằng cách áp dụng các phương pháp tương tự như thực hành nông nghiệp thủy canh ngày nay mà chúng ta hay gọi, nhờ đó cây trồng có thể được trồng trên mặt nước với giá thể là lục bình, bèo hoặc tàn dư thực vật khác. Bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thấy nhiều màu sắc khác nhau của rau ở các bè nổi tạo nên 1 bức tranh đầy thẩm mỹ. Nông dân trồng đậu, củ cải đường, bí ngô, đậu bắp, cà tím, dưa chuột, dền đỏ, bầu bí, củ cải, súp lơ, nghệ và ớt…Các luống nổi được làm bằng lục bình, thia thia và bèo cái…Luống nổi được chuẩn bị trực tiếp trên mặt nước (mực nước sâu 1 m trở lên) với lục bình trưởng thành là thành phần chính của lớp nổi.Kích thước của bè thường có chiều dài từ 50 đến 55 m, chiều rộng 1,2 m đến 1,3 m và chiều cao từ 1,0 đến 1,2 m.Lớp thứ nhất (cao 0,8 m đến 0,9 m) được làm bằng lục bình Eichhornia crassipes làm nền của luống.Lớp thứ hai (0,2 m đến 0,3 m) được làm bằng Thia thia Hygroryza aristata, được đặt trên lớp lục bình.Lớp thứ ba và lớp cuối cùng (0,2 m đến 0,3 m) được làm bằng Bèo cái Pistia stratiotesLợi thế của hệ thống trồng bè nổi rất đa dạng. Các luống nổi được làm bằng vật liệu tự do, phong phú tại địa phương, đặc biệt là lục bình được coi là một trong những loài xâm hại nguy hiểm nhất do tốc độ sinh sản cao nhưng trong hệ thống canh tác đặc biệt này, loài xâm hại nguy hiểm này được chuyển đổi thành các nguồn tài nguyên hữu ích nhất. Cây trồng có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng chính như nitơ, kali và phốt pho từ các luống nổi và dưới mặt nước, hầu như không cần phân bón gì thêm. Hàm lượng đạm ở các vùng này dao động từ 60 đến 282 ppm so với giá trị tham chiếu của nitơ 150 ppm để có sản phẩm rau chất lượng tốt. Kali đã vượt quá hoặc ở mức tối ưu trong khi nồng độ phốt pho, manga nese và sắt thấp. Hàm lượng chất hữu cơ khá cao với giá trị dao động từ 20,7% đến 42,8% và độ pH từ 6,9 đến 7,4 (Islam và Atkins, 2007). Kỹ thuật này mang lại nhiều lợi ích về mặt sinh thái, giảm thiểu ô nhiễm do phân bón hóa học. Các loài cá, ốc nước ngọt cũng xuất hiện ở vùng ngập lũ để kiếm ăn góp phần tăng thu nhập cho người dân. Các trang trại nổi không chỉ phổ biến ở Bangladesh, mà còn ở các vùng của Myanmar, Campuchia và Ấn Độ. Phương pháp này đã có hàng ngàn năm trước khi nền nông nghiệp hiện đại ra đời và cho phép nông dân trồng trọt ở những vùng ngập lụt mà không thể sử dụng đất khác. Do điều kiện khí hậu khó khăn, lũ lụt thường xuyên ở các quốc gia này, vườn nổi thực sự đã trở thành cứu cánh cho những người nông dân nông thôn và là cách duy nhất để tiếp tục trồng trọt. Kỹ thuật canh tác truyền thống này là một phương tiện thân thiện với môi trường để tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng đất ngập nước để trồng rau và các loại cây trồng khác hầu như quanh năm. Với các khu vườn nổi, nhiều lợi ích xã hội, kinh tế, nông nghiệp và sinh thái được cung cấp cho người dân địa phương.
Islam, T. and Atkins, P. 2007. Indigenous Floating Cultivation: a Sustainable Agricultural Practice in the Wetlands of Bangladesh. Development in Practice 17:130-136
Nguồn: Khoa học cây trồng- Crop Science
Xem thêm: Làm phân hữu cơ từ rác thải nhà bếp
Một bình luận
Pingback: