Uncategorized

Nguồn gốc và sự hình thành của chữ “Việt”

Nguồn gốc và sự hình thành của chữ “Việt”

Vùng Dương Tử là nơi hình thành các nhà nước đầu tiên của cộng đồng tộc Việt và vùng Đông Á, tại đây, cộng đồng dân cư có hai nguồn gốc từ bắc Đông Á và Dương Tử đã hợp nhất để hình thành tộc Việt, với sự hình thành chữ Việt và ý thức dân tộc của cộng đồng tộc Việt. Để tìm hiểu về nguồn gốc và tên gọi Việt, chúng ta cần kết hợp các tài liệu khảo cổ của các văn hóa tộc Việt, tiền thân của tộc Việt và văn tự Trung Hoa qua các giai đoạn, để xác định nguồn gốc và tiến trình phát triển của chữ Việt. Các tài liệu khảo cổ sẽ có vai trò quyết định trong xác định tên gọi Việt, đó chính là tên gọi tự nhận của người Việt được khắc trên các di vật của các văn hóa, chúng tôi chỉ sử dụng văn tự Trung Hoa như một tài liệu đối chiếu để tìm hiểu về tiến trình phát triển của chữ Việt.Theo các tài liệu khảo cổ, thì người Việt thời Hùng Vương không chỉ có chữ viết, mà có tới 2 hệ thống chữ viết khác nhau, tìm hiểu sâu hơn về nguồn gốc trong văn hóa Đông Á cổ, chúng tôi đã tìm thấy sự kế thừa liên tục của chữ viết của người Việt. Chữ viết của người Việt trong giai đoạn đầu là chữ viết hình vẽ, là dạng chữ viết chung của văn hóa Đông Á cổ, sau đó dần dần chuyển sang giai đoạn chữ viết hoàn chỉnh hơn dựa trên chữ tượng hình khoảng 3000 năm trước, và tiến tới chữ viết ký âm [51]. Vì vậy, trong giai đoạn văn hóa Đông Á cổ và đầu thời kỳ hình thành tộc Việt, thì tên gọi cũng được ghi lại dưới dạng chữ viết hình vẽ, sau đó mới dần dần có sự thay đổi qua tiến trình phát triển của chữ viết, tới thời văn hóa Đông Sơn, thì người Việt đã chuyển sang chữ ký âm nhưng vẫn sử dụng dạng chữ tượng hình cổ, chứ không bỏ hẳn, nên nhiều khả năng, cách viết cổ vẫn tiếp tục được người Việt sử dụng.Chữ Việt được sử dụng để chỉ tộc Việt và người Việt được ghi lại trong văn tự Trung Hoa bắt nguồn từ hình ảnh chiếc rìu, chữ “Việt” có thể tìm thấy tiến trình phát triển trong các dạng giáp cốt văn, kim văn, triện văn, khải thư của chữ Hán, từ chữ “Việt” ban đầu là chiếc rìu, dần dần chuyển sang hình ảnh thủ lĩnh cầm rìu, và từng bước phát triển trở thành chữ 越 như lịch sử Trung Hoa đã ghi chép lại. (Hình A)Như vậy thông qua văn tự Trung Hoa, chúng ta thấy được tiến trình phát triển của chữ Việt là từ hình ảnh chiếc rìu, thủ lĩnh cầm rìu, và dần dần trở thành chữ 越 như trong các sách sử Trung Hoa. Các tài liệu khảo cổ cũng cho thấy được tiến trình phát triển tương tự như trong văn tự Trung Hoa, với niên đại sớm hơn nhiều so với văn tự sớm nhất của người Hoa Hạ là Giáp Cốt văn thời nhà Thương. Chữ Việt của người Việt dưới hình dạng chiếc rìu xuất hiện sớm nhất là từ Đại Khê (5000 – 3300 BC) trong vùng trung lưu Dương Tử và văn hóa Đại Vấn Khẩu (4100 – 2600 BC) trong vùng Sơn Đông, tại các văn hóa này đã tìm thấy hình ảnh những chiếc rìu lễ khí tương tự như trên Giáp Cốt văn sau đó tiếp tục được người Việt kế thừa trong thời văn hóa Lương Chử và văn hóa Thạch Gia Hà. Văn tự của người Hoa Hạ mới hình thành từ thời nhà Thương, nên các biểu tượng rìu của người Việt là trước, sau đó được người Hoa Hạ chép lại vào xương và mai rùa. (Hình B )Tới thời văn hóa Thạch Gia Hà, thì biểu tượng Việt phát triển trở thành hình ảnh thủ lĩnh cầm rìu, trên chiếc chum gốm của văn hóa Thạch Gia Hà đã được khắc hình ảnh thủ lĩnh đội mũ lông chim và cầm rìu, đây là chữ Việt hoàn thiện hơn so với chữ Việt theo hình tượng cái rìu, được người Việt tiếp tục kế thừa trong văn hóa Đông Sơn. (Hình C)Hình ảnh thủ lĩnh cầm rìu biểu trưng cho tên gọi Việt trong văn hóa Thạch Gia Hà tiếp tục được người Việt kế thừa trong văn hóa Đông Sơn, với hình ảnh thủ lĩnh cầm rìu xuất hiện rất phổ biến trên các trống đồng Đông Sơn. (Hình D)Vì là chữ ký âm, nên chữ Việt có thể phục nguyên theo phương pháp ngôn ngữ học, theo sự phục nguyên của Michel Ferlus, thì: “Yuè 越 SV: Việt < MC *hjwot < OC *wjat [*wat]”, âm gốc của Việt là “wat“, có nguồn gốc từ ngôn ngữ của ngôn ngữ Nam Á [56]. Đây cũng là cơ sở chứng minh chữ Việt không phải do người Hán đặt cho người Việt.Vì vậy, có đủ cơ sở kết luận rằng tên gọi Việt là tên người Việt tự nhận, không phải do người Hán đặt cho người Việt, tên “Việt” có nghĩa đen là “tộc người sử dụng rìu lễ khí biểu trưng quyền lực”, nghĩa bóng là “vượt qua” như ngày nay chúng ta vẫn sử dụng [57]. Tiến trình phát triển của chữ Việt có thể khái quát như sau: rìu lễ khí sớm nhất là ở vùng Dương Tử tại văn hóa Cao Miếu, đại diện cho quyền lực của văn hóa Đông Á cổ, từ văn hóa Cao Miếu, rìu lễ khí lan ra khắp Đông Á, phiên bản chữ Việt đầu tiên là hoa văn biểu tượng chiếc rìu, xuất hiện sớm nhất ở văn hóa Đại Khê và sau đó là Đại Vấn Khẩu, tới thời điểm tộc Việt hình thành, nó tiếp tục được kế thừa trong các văn hóa Lương Chử và phát triển thành hình ảnh thủ lĩnh cầm rìu và đội mũ lông chim trong văn hóa Thạch Gia Hà, đây là biểu tượng Việt hoàn chỉnh nhất của người Việt, sau đó tiếp tục được kế thừa trong văn hóa Đông Sơn. Người Hoa Hạ cũng dựa trên tiến trình phát triển của tên gọi tự nhận của người Việt, để chép lại theo thứ tự: chiếc rìu, thủ lĩnh cầm rìu và dần dần hình thành chữ Việt 越 được chép trong nhiều sách sử của họ.Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về nguồn gốc người Việt qua bài viết trên blog: https://luocsutocviet.com/…/550-buc-tranh-di-truyen-ve…/Hình ảnh này được chúng tôi thực hiện trên ý tưởng của tác giả Hoàng Nguyễn.

Có thể là hình minh họa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *