VĂN HÓA

Văn hóa thưởng trà của người Việt

Văn hóa trà của người việt trải dài theo lịch sử dân tộc

Văn hóa trà và nghệ thuật thưởng trà của người Việt Nam đã có từ rất lâu, trong rất nhiều sổ sách ghi chép về văn hóa lịch sử trà như Trà Kinh của Lục Vũ người được phong làm trà thánh, sống vào đời nhà Đường có nói : “ Qua Lô ( chè ) ở Phương Nam cũng giống như Dính ( giống như chè Phương Bắc) mà búp nhị đăng đắng. Người ta pha nước uống thì tỉnh mỉnh, suốt đêm khó ngủ. Giao Châu và Quảng Châu  rất quý thứ chè ấy, mỗi khi có khách quý đến chơi thì pha mời ”

văn hóa trà và nghệ thuật thưởng trà của người việt

Văn hóa trà của người Việt đã có từ rất lâu

Người Nam uống trà từ rất lâu, và người Việt đã trồng cây chè ở khu vực miền đồi núi trung du và châu thổ vào nửa sau của thiên kỷ thứ nhất. Ở Cửu Sơn (đây là tên gọi địa danh Thanh Hóa vào thời xưa ) có ngọn núi được trồng rất nhiều chè, và được đặt tên là Trà Sơn

Đạo phật và trà ở Việt Nam có mối quan hệ với nhau, bởi trên văn bia Lý do sư Pháp Ký soạn cho thấy sư Tịnh Thiền có ghi “ chỗ uống trà là chỗ thập phương thí chủ đồn về ”, qua đó cho ta thấy rõ hơn về mối liên hệ và gắn kết này.

Trà của người An Nam ắt hẳn phải rất thơm ngon và có giá trị cao, bởi trong An Nam chí lược do Lê Tắc chép : “ tháng 5 năm thứ 8 (975), Liễn [Đinh Liễn, con trai Đinh Bộ Lĩnh, đi cống Trung Quốc thời Tống Thái Tổ] tiến cống vàng, lụa, sừng tê, ngày voi, trà thơm  ”. Trong rất nhiều vật phật quý giá, vẫn xuất hiện Trà thơm của người An Nam, chúng ta cũng biết rằng nghệ thuật thưởng trà của Trung Quốc đã đạt tới đỉnh cao, từ thời nhà Đường ( có trà bánh ) – Thời Tống ( trà bột ), vậy Trà Thơm của người An Nam phải có nét riêng và rất có giá trị, cho thấy nghệ thuật thưởng trà của Người An Nam cũng đạt đến tầm cao, và là niềm tự hào của người An Nam.

văn hóa trà việt đã có từ rất lâu rồi

Văn hóa trà Việt được ghi chép trong rất nhiều tài liệu

Nguyễn Trãi có nhắc đến loại trà Tước Thiệt ( trà lưỡi chim sẻ ) trong Dư Địa Chí, loại trà Tước Thiệt này người ta còn gọi là trà móc câu. Trà móc câu thuộc giống trà mi ở vùng Sa Bôi, nằm trong địa phẩm của tỉnh Quảng Trị ( thuộc địa danh Châu Ô, Châu Lý ngày xưa ). Lê Quý Đôn cũng nhắc đến cây chè trong Vân Đài Loại Ngữ (1773) “Cây chè đã có ở mấy ngọn núi Am Thiền, Am giới và Am Các ở huyện Ngọc Sơn, tỉnh Thanh Hóa, mọc xanh um đầy rừng; thổ nhân hái lá đem về giã nát, rồi phơi trong râm cho khô; đem nấu nước uống, tính hơi hàn, uống vào mát tim phổi, giải khát ngủ ngon. Hoa và nhị chè càng tốt, có hương thơm tự nhiên. Có một làng tên là Vân Trai, giáp Bạng Thượng, chuyên làm nghề chè giã nát gọi là chè Bạng. Chè sản xuất ở các làng sau này đều là thứ chè ngon: làng Đông Lao, Lương Quy, Chi Nê, Tuy Lai, Lệ Mỹ và An Đạo…” đây chính là loại trà bánh, được chế biến tại địa danh làng Bạng, thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa, nơi này nổi tiếng về nghề chè.

Trà là thức uống rất gần gũi với đời sống của người dân nước ta, cũng như gắn liền với nền nông nghiệp, yêu chuộng lối sống bình thản, sâu sắc. Cũng như nói lên được con người Việt Nam có được sự chắt lọc và lựa chọn trong tinh thần văn hóa truyền thống, với đặc tính trọng nghĩa, trọng tình, trong đức, trong văn và hơn thế nữa là có đời sống cộng đồng cào độ. Qua đó thấy được văn hóa trà của người Việt, cũng như nghệ thuật thưởng trà thưởng trà của chúng ta rất nhanh nhạy, linh động, bao quát, không quá giản đơn, nhưng cũng không quá cầu kỳ, không nặng về nghi lễ nhưng cũng không quá bình dân. Đây chính là sự đúc kết, chắt lọc tinh hoa để có được một văn hóa cũng như nghệ thuật thưởng thức trà của người Việt một cách trung dung, tiến lên sự hoàn hảo.

Nguồn sưu tầm: thichuongtra.com_ ảnh: internet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *