NGHỆ THUẬT

Nghệ thuật là gì?

Nghệ thuật là sự sáng tạo, các hoạt động để tạo ra các sản phẩm (có thể là vật thể hoặc phi vật thể) mang lại những giá trị lớn về tinh thần, tư tưởng và có giá trị thẩm mỹ, mang giá trị văn hóa và làm rung động cảm xúc, tư tưởng tình cảm của khán giả (người thưởng thức tác phẩm nghệ thuật). Trong mỗi loại hình nghệ thuật lại có những quy tắc và ý nghĩa về giá trị nghệ thuật khác nhau, nhưng đều có chung quan điểm về giá trị tinh thần và tư tưởng.

Bãi đá cổ Stoneheng- nước Anh

Nghệ thuật là thể hiện cái hay cái đẹp qua một phương tiện truyền tải nào đó ( kiến trúc, tranh vẽ, điêu khắc, âm nhạc, thơ ca…) để người thưởng thức, cảm nhận, chiêm nghiệm qua các giác quan. Thông qua nội dung, kỹ thuật thể hiện dẫn lối người xem hòa mình vào trong một thế giới riêng biệt mà tác giả ( nghệ sĩ) thể hiện nên.

Một số loại hình nghệ thuật phổ biến:

  1. Kiến trúc và trang trí
  2. Điêu khắc
  3. Hội họa
  4. Âm nhạc
  5. Văn Chương
  6. Sân khấu
  7. Điện ảnh

Nguồn gốc sâu xa của sự phát sinh và phát triển của các loại hình nghệ thuật trong lịch sử là tính đa dạng của các quá trình, các hiện tượng trong thực tại, và sự khác biệt của những phương thức cũng như nhiệm vụ phản ánh thẩm mỹ và cải tạo hiện thực do nhu cầu nhiều mặt của con người.

Đức mẹ đồng trinh- Leonardo Da Vinci

Mỗi loại hình nghệ thuật có những đặc trưng riêng, được quy định bởi đặc điểm của đối tượng miêu tả, phương thức tái hiện. nhiệm vụ nghệ thuật và bởi cả những phương tiện vật chất chủ yếu tạo nên hình tượng nghệ thuật.

Ngôn ngữ nghệ thuật:

Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu và là một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Nói đến tín hiệu là nói đến chức năng chứa đựng và truyền tải thông tin của chúng.

ngôn ngữ nghệ thuật là một hệ thống tín hiệu hết sức phức tạp và chặt chẽ. Tính phức tạp thể hiện trên hai bình diện: tính đa trị và tính đa phong cách. Ta có thể khám phá ra rất nhiều lớp nghĩa trong những đơn vị (một từ, một câu hay một văn bản) mang thông tin. Trong một tác phẩm nghệ thuật ta có thể tìm thấy các phong cách ngôn ngữ đan xen nhau một cách hài hòa tạo thành bản hòa tấu không có chi tiết thừa. Với đặc điểm đó đòi hỏi người thưởng thức và tìm hiểu nó phải có một năng lực tổng hợp về các loại kiến thức và các thao tác để mổ xẻ và khai thác nó một cách khoa học.

Ví dụ như ngôn ngữ trong âm nhạc sẽ là ca từ, câu văn, giai điệu. ngôn ngữ trong hội họa là những mảng nét, hình khối, màu sắc được liên kết chặt chẽ tạo thành một bố cục  ẩn chứa những nội dung mang suy nghĩ, xúc cảm hay cả những trăn trở của người nghệ sĩ. Có nhiều người tin rằng nghệ thuật phải thể hiện tư tưởng. Số khác lại thích cảm nhận nghệ thuật bởi chính vẻ đẹp tự thân của nó. Các nghệ sĩ trường phái Ấn tượng có nhiều tranh luận cực đoan về vấn đề này. Một số cho rằng quan trọng nhất là vẽ lại khung cảnh cuộc sống hiện đại; có người lại chỉ hứng thú khảo sát tác động của ánh sáng lên vạn vật. Đến cả hình ảnh của thị dân cũng gây  tranh cãi, như Georges Seurat đã vô tình khơi ra.

Mona Lisa- Leonardo Da Vinci_Một bức tranh mang nhiều ẩn số
Đêm đầy sao- VanGogh

Bài viết mang tính chất nêu nên quan điểm cá nhân của tác giả về nghệ thuật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *